Nguồn gốc tên gọi Bà Nà, có người cho rằng khi người Pháp đặt chân đến vùng này thấy rất nhiều cây chuối nên gọi là núi Banane, lâu dần người Việt đọc chệch thành Bà Nà. Còn nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng chữ Bà Nà là tiếng Người Katu nghĩa là "núi của tui". Một truyền thuyết khác cho rằng tên núi là tên viết tắt của Bà Ponagar hay bà Thiên Y A Na Thánh Mẫu.[3]
Đến năm 1912, người Pháp tiến hành quy hoạch khu Bà Nà, có chính sách bảo vệ động thực vật, điều tra và nắm bắt dân cư chung quanh khu vực Bà Nà. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), người Pháp đẩy mạnh xây dựng khu nghỉ mát Bà Nà, hoàn tất con đường nối Bà Nà với đường thuộc địa số 1 (sau này là quốc lộ 1) trong năm 1919, tạo điều kiện dễ dàng cho những công sở, quan chức và kiều dân Pháp đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng, kinh doanh ở Bà Nà. Tính đến 23-7-1921, tại Bà Nà đã có 39 lô đất được cấp phép xây dựng của 36 chủ đầu tư, phân bố trải đều theo cụm.
Lúc đầu, xe hơi chạy từ Đà Nẵng đến Bà Nà phải dừng ngang tại cây số 28 ở Phú Thượng; đoạn còn lại đi bằng kiệu ghế hoặc ngựa, mất khoảng 3-4 giờ mới đến khu nghỉ mát. Năm 1928, đoạn đường cuối cùng lên đỉnh Bà Nà hoàn tất, với hơn 15 km đường đất quanh co, uốn lượn. Lượng du khách đến Bà Nà trong thời gian đầu vẫn còn khá ít ỏi.
Thống kê của Pháp năm 1925 cho biết, chỉ có chừng 120 du khách chọn Bà Nà để nghỉ ngơi. Sau khi đường lên đỉnh núi được hoàn tất, số du khách mới tăng dần, đến năm 1937 đã đạt được con số hơn 1.000 người, phần lớn là người Pháp và quan chức người Việt. Các dịch vụ như điện, nước, bệnh viện, bưu điện, ngân hàng, khách sạn... đã được đưa vào phục vụ du khách. Bà Nà dần trở thành một khu nghỉ dưỡng nổi tiếng không chỉ ở Trung Kỳ mà ở toàn khu vực Đông Dương. Năm 1938, Bà Nà đã được Phòng Du lịch Đông Dương đưa vào tour du lịch 8 ngày bằng xe hơi tuyến Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Quy Nhơn - Đà Nẵng - Huế - Vinh - Hà Nội - Hải Phòng và ngược lại. Kiệu ghế được xem là một phương tiện di chuyển đầy lý thú và rất điển hình cho du lịch Bà Nà xưa với lượng du khách ngang với những khu nghỉ mát thời đó như Le Bockor (Campuchia), Mũi Saint Jacques (Vũng Tàu), Tam Đảo, Sapa
Trước năm 1945
Tiếp nối sự khám phá và xây dựng Đà Lạt, vào tháng 2-1900, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer cử đại úy Victor Adrien Debay thuộc Quân đội Pháp thám sát vùng núi lân cận khu vực Đà Nẵng - Huế để tìm kiếm thêm điểm nghỉ mát, dưỡng sức và chữa bệnh. Sau nhiều đợt thăm dò, đến tháng 4-1901, đoàn thám hiểm của Debay đã tìm ra núi Chúa, tức Bà Nà, trên đỉnh địa hình khá bằng phẳng, khí hậu tương tự như Đà Lạt và chỉ cách thành phố Đà Nẵng về phía tây chừng 46 km.
|
Chùa Linh Ứng
Các khu nghỉ mát
Suối Mơ
Cáp treo Bà Nà - Núi Chúa
Toàn bộ tuyến cáp treo bao gồm 22 trụ, 94 cabin, công suất 1500 khách/giờ, vận tốc trung bình 6m/s
Ngày 25 - 3 - 2009, Cáp treo Bà Nà chính thức được khánh thành, lập 2 kỷ lục Guinness:
- Cáp treo 1 dây dài nhất (Longest non - stop cable car): 5.042,62 m
- Cáp treo có độ cao chênh lệch giữa ga trên và ga dưới lớn nhất (The highest non - stop cable car): 1.291,81 m
No comments:
Post a Comment