Trong dịp này chúng tôi cũng gửi 40 phần quà mỗi phần là $5.00 USD cho các em mồ côi và khuyết tật tại giáo xứ Hiệp An Đức Trọng Lâm Đồng (do 1 bạn CHS/PBC ẩn danh bảo trợ).
Trong quà Tết năm nay qua sự giới thiệu của bạn Thành Lê Đức 12B3 và bạn Trần Ngọc Diệp chúng tôi đã gữi về 5 TPB tại Bình Thuận mỗi người $100.00 USD.
Hồi báo, hình ảnh và thư cám ơn sẽ nhận trong nay mai và sẽ gửi đến các bạn và các mạnh thường quân.
buổi đó vì đời làm lính trận
tàn cơn lửa loạn chịu thương đau
nay trơ nắm đất hoang vô chủ
định mệnh gì đâu quá nghẹn ngào.
( Thơ Mường Giang )
Chuyện người
Thương binh
Có lần từ Mỹ
về Phan thiết
theo bạn nhậu
chơi tận Phú Long
bữa tiệc nhà
giàu đầy rượu thịt
đời vui như lạc
cảnh tiên bồng
Đang lúc ngã
nghiêng cười ngặt nghẽo
bỗng ai vừa
trổi khúc bi ai
tiếng đờn vọng
cổ hờn, than, oán
não ruột trời
ơi, nước mắt nhòa
Ra ngõ gặp
anh người hát dạo
cụt chân, mù
mắt, lết xe lăn
phong trần
nhuộm bạc đời trai trẻ
nhưng nét nam
nhân vẫn khắc hằn.
Mấy chục năm
sầu, bao biển lệ
Mà anh vẫn giữ
áo hoa rừng
chiến y chằng
chịt tram lần vá
bạc phếch,
đoạn trường lắm thảm thương
anh hát toàn
bài chinh chiến cũ
điệu ru nước
mắt, nát tim người
hò, xề, sang,
xứ như òa thét
khiến kẻ vong
gia cũng tả tơi
tàn tiệc mỗi
người trôi một nẻo
loạn ly đời
thế, mấy ai vui ?
tôi về xứ lạ
làm bồi Mỹ
quên chuyện
long đong, khóc lẫn cười
nhân có bạn từ
Phan Thiết tới
hỏi tin người
hát dạo thương binh
mới hay anh đã
ôm đàn chết
giữa một đêm
mưa trước mái đình
buổi đó vì đời
làm lính trận
tàn cơn lửa
loạn chịu thương đau
nay trơ nắm đất
hoang vô chủ
định mệnh gì đâu
quá nghẹn ngào.
Mường Giang
( Trích trong tập thơ :
Bất chợt bâng khuâng nỗi nhớ nhà .
Xuất bản năm 2010 )
Góc. Với Thương phế binh quê nhà..
Anh họ tôi bị thương trong trận đánh ở Bình Dương. Trận đó, đơn vị anh đánh xáp lá cà dữ dội, anh bị thương bởi một trái lựu đạn
VC ném ra lúc xung phong lên "chốt" của họ. Dì tôi nói, số anh phước lớn
nhờ Trời Phật độ trì và bà phát tâm nguyện ăn chay ba tháng liền.
Anh bị thương khá nặng, hôm đưa anh về Tổng y viện Cộng hoà tôi không thể nhận ra. Anh mê man suốt tuần lễ, và bởi vết thương lở loét đau đớn, bác sĩ phải chích thêm thuốc giảm đau nên lúc nào anh mơ mơ hồ hồ. Tuần lễ đầu anh không nhận ra người quen dù tôi dí mặt sát mắt anh.
Anh bị thương khá nặng, hôm đưa anh về Tổng y viện Cộng hoà tôi không thể nhận ra. Anh mê man suốt tuần lễ, và bởi vết thương lở loét đau đớn, bác sĩ phải chích thêm thuốc giảm đau nên lúc nào anh mơ mơ hồ hồ. Tuần lễ đầu anh không nhận ra người quen dù tôi dí mặt sát mắt anh.
Anh đàn, hát hay lại đẹp trai nên rất đào
hoa và cũng lắm bồ. Ngày nào cũng có người đẹp ghé
thăm Họ ngồi bên cạnh anh suốt buổi và họ đụng nhau chan chát Riết rồi
tôi không biết ai là bồ ruột của anh, và tôi phải binh ai nếu các chị
giận hờn nhau .
Dì tôi rất phiền về điều nầy. Trong những
người đẹp thăm anh, dì chỉ thích chị Lài, mà so với nhan sắc, chị Lài e khó
đánh bật những đối thủ tóc dài da trắng , ăn mặc đúng " mốt' Các nàng đi tới đâu, tiếng huýt gió đuổi theo không ngớt
Tôi không biết anh thích ai trong số mỹ nhân đó, nếu thắc mắc, anh chỉ cười hề hà ra điều
" Rồi em sẽ biết "
Anh bị thương không nhẹ, hai cánh tay gần như tê
liệt. Nhưng rồi với ý chí, anh miệt mài tập vật lý trị liệu và sau đó đã hồi phục
được khá nhiều.
Anh hầu như sống tách biệt với thế giới bên ngoài, nhiều lần tôi thấy anh đưa bàn tay lên nhìn ngó, cặp mắt vừa đau khổ vừa tuyệt vọng.Tôi biết, cuộc sống anh từ đây về sau không còn gì vui thú khi anh phải vĩnh viễn rời bỏ cây đàn.
Không những rời bỏ đàn, anh xa lánh luôn cả những người yêu cũ. Anh nói, với vết thương cả thể xác lẫn tâm hồn, anh khó có thể mang lại hạnh phúc cho bất cứ ai, đôi khi là gánh nặng cho họ.
Trải qua ba lần 29 ngày tái khám, ra hội đồng giám định y khoa, anh thuộc diện thương binh loại hai và được giải ngũ.
Mặc dì tôi khóc lóc, làm mình làm mẩy, anh một mực viết đơn xin ở lại quân đội.
Anh nói. Đời lính đã ngấm quá sâu vào máu thịt anh rồi. Anh không thể cởi bỏ bộ đồ lính.
Anh nhớ nó còn hơn nhớ người yêu.
Tháng 3 /75 Anh bị thương lần nữa, và khi VC chiếm miền Nam, bọn chúng đuổi anh cùng những thương bịnh binh khác ra khỏi Tổng y viện Cộng hoà. Điều duy nhất gia đình biết từ người bạn lính cũng bị thương, là ngày ấy, thấy anh chống nạng đi trên đường trong dòng người lũ lượt thê thảm.
Tôi không hề nghe tin tức gì về anh, dù bao lần tìm kiếm trong những người quen cũ. Trong bấy nhiêu năm, hy vọng rồi tuyệt vọng , tôi nghĩ, không chừng bây giờ , dì tôi đã gặp anh ở thế giới bên kia.
Nhiều lần, nhìn hình ảnh những người thương phế binh quê nhà, tôi lại nhớ tới anh, gầy gò trong bộ đồ mầu xanh nhạt của bịnh viện, bàn tay thương tật của anh vịn vào bức tường, lê từng bước. Có thể anh đã chết trong trại tù, chết trên đường vượt biên giới hoặc, nếu anh còn sống, cũng sẽ như hàng ngàn những người thương phế binh khác đang sống vất vưởng đâu đó, không nhà cửa, bán vé số, hát dạo, đi ăn xin . ..
Cuộc chiến đã qua hơn bốn mươi năm, lớp tuổi của anh và đồng đội, bao nhiêu người còn sống ? Những người còn sống, ai sẽ trả lại công bằng cho họ, và, kiếp sống của họ, có thể gọi là kiếp người ?
Tôi thương anh, thương những người thương phế binh Việt nam Cộng hòa mà số phận đã đặt để họ, bi thảm như số phận đất nước tôi ..
Họ đang sống từng ngày trong bịnh tật, nghèo đói ở đất nước phân biệt đối xử và đầy rẫy hận thù ..
Xin cho tôi được gửi tới các anh, lòng biết ơn của chúng tôi ..
Và anh tôi. Có thể anh còn sống đâu đó. Và, nếu sống mà không bằng chết thì lựa chọn nào sẽ làm ta bớt đau đớn hơn ?
Anh hầu như sống tách biệt với thế giới bên ngoài, nhiều lần tôi thấy anh đưa bàn tay lên nhìn ngó, cặp mắt vừa đau khổ vừa tuyệt vọng.Tôi biết, cuộc sống anh từ đây về sau không còn gì vui thú khi anh phải vĩnh viễn rời bỏ cây đàn.
Không những rời bỏ đàn, anh xa lánh luôn cả những người yêu cũ. Anh nói, với vết thương cả thể xác lẫn tâm hồn, anh khó có thể mang lại hạnh phúc cho bất cứ ai, đôi khi là gánh nặng cho họ.
Trải qua ba lần 29 ngày tái khám, ra hội đồng giám định y khoa, anh thuộc diện thương binh loại hai và được giải ngũ.
Mặc dì tôi khóc lóc, làm mình làm mẩy, anh một mực viết đơn xin ở lại quân đội.
Anh nói. Đời lính đã ngấm quá sâu vào máu thịt anh rồi. Anh không thể cởi bỏ bộ đồ lính.
Anh nhớ nó còn hơn nhớ người yêu.
Tháng 3 /75 Anh bị thương lần nữa, và khi VC chiếm miền Nam, bọn chúng đuổi anh cùng những thương bịnh binh khác ra khỏi Tổng y viện Cộng hoà. Điều duy nhất gia đình biết từ người bạn lính cũng bị thương, là ngày ấy, thấy anh chống nạng đi trên đường trong dòng người lũ lượt thê thảm.
Tôi không hề nghe tin tức gì về anh, dù bao lần tìm kiếm trong những người quen cũ. Trong bấy nhiêu năm, hy vọng rồi tuyệt vọng , tôi nghĩ, không chừng bây giờ , dì tôi đã gặp anh ở thế giới bên kia.
Nhiều lần, nhìn hình ảnh những người thương phế binh quê nhà, tôi lại nhớ tới anh, gầy gò trong bộ đồ mầu xanh nhạt của bịnh viện, bàn tay thương tật của anh vịn vào bức tường, lê từng bước. Có thể anh đã chết trong trại tù, chết trên đường vượt biên giới hoặc, nếu anh còn sống, cũng sẽ như hàng ngàn những người thương phế binh khác đang sống vất vưởng đâu đó, không nhà cửa, bán vé số, hát dạo, đi ăn xin . ..
Cuộc chiến đã qua hơn bốn mươi năm, lớp tuổi của anh và đồng đội, bao nhiêu người còn sống ? Những người còn sống, ai sẽ trả lại công bằng cho họ, và, kiếp sống của họ, có thể gọi là kiếp người ?
Tôi thương anh, thương những người thương phế binh Việt nam Cộng hòa mà số phận đã đặt để họ, bi thảm như số phận đất nước tôi ..
Họ đang sống từng ngày trong bịnh tật, nghèo đói ở đất nước phân biệt đối xử và đầy rẫy hận thù ..
Xin cho tôi được gửi tới các anh, lòng biết ơn của chúng tôi ..
Và anh tôi. Có thể anh còn sống đâu đó. Và, nếu sống mà không bằng chết thì lựa chọn nào sẽ làm ta bớt đau đớn hơn ?
On Tuesday, January 17, 2017 5:54 PM, phát nguyễn wrote:
ReplyDeleteĐã nhận quà tễt CAY MÙA XUÂN 50 USD
Chân thành cảm ơn Cựu học sinh PBC72 và các thân hữu
Tpb Nguyễn quang Đợi kính chúc mọi người một cái. Tết VUI HẠNH PHÚC VÀ THỊNH VƯỢNG AN KHANG.